tổ 3, khu Yên Cư, phường Đại Yên, Tỉnh Quảng Ninh T2 - T7: 8h00 - 17h30
tổ 3, khu Yên Cư, phường Đại Yên, Tỉnh Quảng Ninh 0917826296 mamhalong@gmail.com
Ẩm thực và sức khỏe

Nước mắm trong mâm cơm người Việt

Ngày 25-11-2022 Lượt xem: 243

ANTD.VN - Trong mâm cơm truyền thống của người Việt, bát nước chấm (nước mắm) chưa bao giờ là món chính, nhưng nó là thứ không thể thiếu và đôi khi được coi là “linh hồn” của cả bữa cơm. Nhiều du khách tới Việt Nam thường cảm thấy ngạc nhiên vì không hiểu tại sao bát đũa dùng riêng, nhưng nước chấm lại phải dùng chung. Ngoài ra, mỗi món ăn đều có một loại nước chấm với cách gia giảm gia vị khác nhau.

Nước mắm có từ bao giờ?

Có cả ngàn cách pha nước chấm khác nhau, tùy theo khẩu vị của từng vùng miền. Nếu ở miền Bắc nước chấm thường nghiêng theo hướng chua, cay của chanh và ớt, thì ở miền Nam lại thiên về ngọt. Trong một bài viết về nước chấm công bố gần đây, Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn đã chỉ ra rằng, từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, cư dân Carthage đã phát minh ra kỹ thuật ướp cá biển với muối, kết hợp với sức nóng của ánh mặt trời vùng Địa Trung Hải để tạo ra thứ nước mắm Carthage. Họ không chỉ để dùng mà còn bán chúng sang các nước láng giềng ở bờ bên kia Địa Trung Hải.

Người Pháp ở vùng Bretagne cũng biết làm và sử dụng “nước mắm” từ 2.000 năm trước. Từ đầu Công nguyên, cư dân cổ đại ở Bretagne đã biết cách ướp cá biển với muối để chiết ra một thứ nước cốt mà họ gọi là Garum và dùng nó như một thứ thực phẩm. Vào thế kỷ 5 sau Công nguyên, từ châu Âu, Garum và kỹ thuật chế biến ra thứ nước cốt này đã theo “con đường tơ lụa trên biển” thâm nhập vào châu Á, trở thành món Yulu của người Trung Hoa, thành Ishiri (nước mắm làm từ mực) và Ishiru (nước mắm làm từ cá) của người Nhật Bản, hay Nampla của người Thái, Kecap ikan của người Indonesia, Patis của người Philippines, hay nước mắm của người Việt…

Gọi điện: 0912191851
SMS: 0912191851 Chat Zalo Chat Messenger